CÁC CÔNG THỨC ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

13-03-2023

Một trong những bước quan trọng ở quy trình đầu tư cổ phiếu là định giá. Tuy nhiên, việc định giá với những nhà đầu tư nghiệp dư không phải là dễ dàng. Cùng SunValue tìm hiểu và thử áp dụng ngay những công thức định giá cổ phiếu dưới đây, để giúp bạn đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn hơn trong những cơ hội đầu tư nhé!

Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp định giá cổ phiếu được các nhà đầu tư sử dụng:

1. Cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền

Giá trị nội tại của doanh nghiệp nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của nó. Nhờ vậy, chúng ta có thể căn cứ vào đây, để phần nào xác định được giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền, ta có công thức:

PV = FV / (1 + r)^n

Trong đó:

  • r là suất chiết khấu, còn n là số năm đầu tư
  • PV là viết tắt của Present Value: Giá trị thực tại của cổ phiếu

Đây là phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến nhất được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, công thức này thường ít được các nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả chỉ mang tính chung chung, tham khảo chứ không thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.

2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức

Chiết khấu cổ tức hay tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá cổ phiếu. Vậy ta có công thức:

Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức cũng là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản nhất, được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.

3. Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Chỉ số P/B viết đầy đủ là Price to Book Value Ratio (PBR). Chỉ số này tính bằng cách: Phân tích giá cổ phiếu hiện tại gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B:

P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu

Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư, phương pháp này không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.

4/. Hướng dẫn định giá cổ phiếu với phương pháp P/E

Chỉ số P/E hay còn gọi là PER, là cụm viết tắt của Price to Earning Ratio. Chỉ số P/E tính bằng số năm một nhà đầu tư hòa vốn trong quá trình đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp (với lợi nhuận không đổi).

Công thức định giá cổ phiếu chỉ với công thức P/E:

P/E = Giá thị trường / EPS

Trong đó:

  • P (viết tắt của Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
  • EPS (viết tắt của Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu lại được tính theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Như vậy, chỉ số P/E thể hiện con số nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Khi chỉ số P/E thấp, cổ phiếu đang bị định giá thấp, có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề trong tài chính tuy nhiên công ty có lợi nhuận đột biến, có thể là nhờ bán tài sản, hoặc được nhận đầu tư thêm…

Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện triển vọng tương lai công ty tốt, lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều này, các nhà đầu tư có thể căn cứ để đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu.

5. Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG

Chỉ số PEG được xem là công thức tối ưu và cải tiến hơn của công thức P/E. Chỉ số P/E chỉ thể hiện bản chất tĩnh của doanh nghiệp, trong khi đó, chỉ số PEG thể hiện được cả bản chất động của doanh nghiệp được định giá.

Công thức PEG được đưa ra như sau:

PEG = PE/G

Trong đó:

  • PE chính là chỉ số P/E.
  • G là tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu (%)

Với cách tính này, ta có thể suy ra: Khi chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1, giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Trong khi đó, nếu PEG > 1 có nghĩa là giá cổ phiếu hiện hành lớn hơn giá trị thực. Với PEG < 1 khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực. 

Ngoài ra, khi định giá bằng công thức này, có trường hợp chỉ số PEG âm xảy ra do chỉ số G âm. Khi đó, doanh nghiệp định giá chưa ổn định, gặp những khó khăn tạm thời. Vậy khi G âm, không nên xét G ở hiện tại, mà nên xét G dài hạn, từ 3-10 năm sau. 

6. Mách bạn định giá cổ phiếu với phương pháp P/S

Phương pháp P/S thường được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc doanh nghiệp có lợi nhuận năm không ổn định. Chỉ số P/S là viết tắt của Price Per Share. Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S:

P/S = Giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần

P/S là một trong những phương pháp xác định giá cổ phiếu cơ bản. Phương pháp này, cũng là nền tảng của một số công thức định giá chuyên sâu khác. Vậy nếu bạn là người mới đầu tư cổ phiếu, đây là một trong những cách định giá bạn cần nắm được đầu tiên.

7. Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT

Đây là một phương pháp định giá, ít được sử dụng khi định giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng yêu thích và thường xuyên áp dụng phương pháp định giá này.

Công thức định giá cổ phiếu = EV / EBIT

Trong đó:

  • EV là giá trị doanh nghiệp (Bằng vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt);
  • EBIT là Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay.

Công thức này, có thể giúp bạn trong việc định giá và so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành hàng và phân khúc. Thông thường, chỉ số EV/EBIT < 10 được xem là chỉ số tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét thêm các yếu tố nhiễu xung quanh để có được sự định giá và so sánh khách quan nhất.

8. Định giá cổ phiếu theo phương pháp Benjamin Graham

Đây là công thức định giá cổ phiếu không được quá nhiều người biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận định, đây là phương pháp định giá khá chính xác mà mỗi nhà đầu tư nên biết.

Benjamin Graham đã có công thức tính giá cổ phiếu như dưới đây:

Value = EPS x (8.5 +2g)

Trong đó:

  • Value: Là giá trị thực của cố phiếu mà ta đang nghiên cứu
  • EPS: Là ký hiệu cho tổng EPS của 12 tháng (tính trên mỗi cổ phần).
  • 8,5: Đây là hằng số số biểu thị tỷ lệ PE của công ty, không cần thay đổi.
  • g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của công ty

Những nhà đầu tư cổ phiếu sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu này hầu hết cho rằng, “nghĩ giá trị thực của cổ phiếu là một con số chính xác là một sai lầm”, bởi thông thường đây là một con số ước lượng, là một dải rộng.

9. Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng

Đây là công thức được áp dụng bởi Peter Lynch & John Neff – 2 nhà đầu tư vĩ đại và có nhiều thành công trong việc đầu tư cổ phiếu.

Công thức được tính bằng:

(R + G) / PE > 1.5

Trong đó:

  • R là tỷ suất cổ tức (%);
  • G là tốc độ tăng trưởng dài hạn (%);
  • PE là chỉ số P/E của cổ phiếu.

Với công thức này, bạn có thể đưa ra định giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó, nhận định được rủi ro hoặc lợi nhuận nếu nắm giữ mã cổ phiếu này trong một thời gian dài.

Sử dụng công thức định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng này đòi hỏi bạn cần có một chút kinh nghiệm định giá cổ phiếu với các công thức cơ bản trước đó.

Sau khi có kinh nghiệm về định giá cổ phiếu, bạn sẽ dễ dàng trong việc linh hoạt lựa chọn từng công thức phù hợp khi định giá một loại cổ phiếu bất kỳ.

Trong bài viết trên đây, SunValue đã giới thiệu tới bạn 9 công thức định giá cổ phiếu cơ bản nhưng quan trọng với những nhà đầu tư mới.

Để biết được giá trị chính xác, bạn có thể tìm đến các đơn vị thẩm định giá có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn để đánh giá được chính xác thị trường, giá cả nên sẽ đưa ra những nhận định chính xác và nhanh chóng nhất.

Một trong những đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu Việt Nam đó là  Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân (HQA)  SunValue, hoạt động với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá với kho dữ liệu thông tin dồi dào, đội ngũ chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định… cung cấp các giải pháp toàn diện theo từng mục đích thẩm định như: Cổ phiếu, mua bán, chuyển nhượng, cổ phần hóa, góp vốn liên doanh, đền bù - giải tỏa, giải quyết tranh chấp dân sự, thanh lý, phát mãi tài sản, vay vốn ngân hàng, Chứng minh tài sản du học, định cư,  du lịch,...

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

  • Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
  • Hotline: 0934 252 707 / Email: info@sunvalue.vn

Đánh giá: 4.0 /5 (13 phiếu)

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân
Bài viết của Thẩm định giá Hoàng Quân - Phòng Marketing

Chúng tôi tự hào là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp cho mọi khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn.


Bài viết liên quan

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 0934.252.707

Liên hệ hợp tác: 0938 304 843

Giấy phép kinh doanh số: 0302659127 Cấp ngày: 28/06/2002 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

hotline zalo facebook