Định giá tài sản vô hình: Cái khó của một ngành non trẻ

27-04-2019

Tại Mỹ, theo nghiên cứu của công ty tư vấn Ocean Tomo, năm 1975, tỷ lệ tài sản vô hình/hữu hình được phản ánh trong S&P 500 là 20/80 nhưng hiện nay bức tranh đã hoàn toàn ngược lại: 80% giá trị tài sản là vô hình, bao gồm thương hiệu, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, uy tín, lợi thế cạnh tranh, danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu, quyền sử dụng đất,… Có thể nói, tài sản vô hình (TSVH) đã trở thành một đặc trưng quan trọng của nền kinh tế công nghệ hiện đại.
 
Tại Việt Nam, hơn 15 năm trở lại đây, câu chuyện một số thương hiệu Việt nổi tiếng được bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn rất nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như P/S (5 triệu USD), Phở 24 (20 triệu USD), ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD) cho thấy, các giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp.
 
Theo ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc công ty kiểm toán PwC Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm hơn tới tài TSVH, dễ nhận biết nhất là các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Gần đây, các quy định của Nhà nước liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cũng đều đề cập đến những yêu cầu về việc định giá, đánh giá giá trị các tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, giá trị lịch sử, văn hóa…
 
Những giá trị không có trong sổ sách
 
Mặc dù giá trị của TSVH khá cao, nhưng ở Việt Nam, hầu như chúng chưa được phản ánh trong các sổ sách kế toán. Về việc ghi nhận, đối với giá trị thương hiệu, các chế độ kế toán chỉ ghi nhận ở mức tối thiểu, được biết dưới khái niệm “Lợi thế thương mại” (Goodwill) và chỉ được thể hiện khi các thương vụ M&A xảy ra. Lợi thế thương mại (trong đó có thương hiệu) hiện không được hệ thống kế toán xếp vào dạng tài sản vô hình, mà được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vào chi phí trả trước dài hạn của doanh nghiệp, do vậy đôi khi lợi thế thương mại vô hình trung trở thành gánh nặng tạo thua lỗ kế toán cho doanh nghiệp.Trong khi đó, các TSVH như bản quyền, bằng sáng chế, thỏa thuận cấp phép… được hệ thống kế toán Việt Nam cho phép ghi vào tài khoản 213 (Tài sản cố định vô hình), nhưng do quá trình định giá tương đối khó khăn và tốn kém nên nhiều doanh nghiệp thường ghi khoản mục này ở mức nguyên giá hoặc dưới giá trị thực.
 
Về việc định giá, hiện nay Thông tư số 06/2014/TT-BTC năm 2014 về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 do Bộ Tài chính ban hành đã xác định cách thức định giá TSVH ở Việt Nam tương tự với các chuẩn mực thế giới. Tuy nhiên thực tế, hoạt động định giá trong nước còn khá mới mẻ và gặp không ít khó khăn bởi thiếu các dữ liệu kinh tế vĩ mô và vi mô, thiếu thông tin thị trường cũng như thiếu đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp.
 
Ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Quản lý Sở hữu Trí tuệ, Sở KH&CN TPHCM.
Ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Quản lý Sở hữu Trí tuệ, Sở KH&CN TPHCM.
Phát biểu trong buổi hội thảo quản lý sở hữu trí tuệ toàn quốc ngày 11/4 ở Quảng Ninh, ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Quản lý Sở hữu Trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, phản ánh trong 210 tổ chức thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép thì ở TP HCM có khoảng hơn 100 đơn vị, tuy nhiên họ hầu như không có kinh nghiệm thẩm định các tài sản vô hình, từ những tài sản đơn giản nhất như nhãn hiệu chứ chưa kể đến những tài sản lớn như công nghệ, sáng chế.
 
Thẩm định giá là một ngành khá non trẻ ở trong nước, mới xuất hiện từ những năm 1993-1994 và thực sự sôi động từ vài năm gần đây. Do vậy nguồn nhân lực chuyên trách, đủ trình độ, năng lực còn rất hạn chế. Số liệu thống kê từ Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá cho biết hiện cả nước có khoảng trên 1.400 người được cấp thẻ thẩm định viên về giá so với mục tiêu đề ra 2.200 thẩm định viên đến năm 2020 của Bộ Tài chính, trong đó tỷ lệ đăng ký hành nghề hiện tại khoảng 80%.
 
Với kinh nghiệm qua gần 20 năm hoạt động, Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân là đơn vị đầu tiên trong ngành thẩm định giá được tổ chức BVQI (Anh Quốc) cấp chứng nhận về quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. HQA là đơn vị đáng tin tưởng trong ngành thẩm định sẽ đem lại hiệu quả, thành công cho đối tác và khách hàng.
 

Đánh giá: Chưa có đánh giá. /5 (0 phiếu)

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân
Bài viết của Thẩm định giá Hoàng Quân - Phòng Marketing

Chúng tôi tự hào là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp cho mọi khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn.


Bài viết liên quan

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 0934.252.707

Liên hệ hợp tác: 0938 304 843

Giấy phép kinh doanh số: 0302659127 Cấp ngày: 28/06/2002 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

hotline zalo facebook