Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam

04-03-2021

Trong những năm gần đây, có một số thương hiệu Việt Nam bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như: ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD), P/S (5 triệu USD), Phở 24 (20 triệu USD)… Điều này cho thấy, giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp. Dù giá trị tài sản vô hình cao nhưng ở Việt Nam, hầu như chưa được phản ánh trong sổ sách kế toán.

Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã xác định rõ cách thức định giá tài sản vô hình ở Việt Nam tương tự với các chuẩn mực thế giới, tuy nhiên trên thực tế, hoạt động thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam còn tương đối mới và gặp nhiều khó khăn.

Khái niệm tài sản vô hình

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ Tài chính, tài sản vô hình (TSVH) là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) định nghĩa: TSVH là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. TSVH không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. TSVH bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm: TSVH là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, TSVH có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là TSVH nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.

Phân loại tài sản vô hình theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

TSVH theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm: Tài sản trí tuệ; Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…); Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật (ví dụ: quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được); Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác (ví dụ: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu); Các TSVH khác.

Vai trò của tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp

TSVH góp phần tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp (DN), thu hút sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mở rộng thị trường của DN. Do vậy, TSVH nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

Việc đầu tư vào các nguồn lực vô hình tại các nước đang và các nước phát triển càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình. Điều này cho thấy TSVH là nguồn lực quan trọng trong nền sản xuất kinh doanh hiện đại cũng như thu hút các khoản đầu tư từ nước ngoài.

Mục đích và vai trò của thẩm định giá tài sản vô hình

Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình

- Cho phép DN xác định chính xác hơn giá trị của DN

- Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.

- Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các TSVH giữa các DN, giúp DN thuận tiện trong việc hình thành các dự án, phát triển các loại TSVH của mình.

TSVH được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tái cấu trúc DN: (mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…) xử lý nợ; giải thể DN; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.

Vai trò thẩm định giá tài sản vô hình

Trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng TSVH, thẩm định giá TSVH có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng. Giá trị thẩm định của TSVH có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để thương lượng. TSVH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của DN, vì vậy khi mua bán, sáp nhập DN, việc thẩm định giá TSVH để làm cơ sở thương lượng, giao dịch rất quan trọng.

Tài liệu tham khảo:

Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 06/2014/TT-BTC;

Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ, NXB Ðại học Kinh tế quốc dân;

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 12/2020

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

  • Địa chỉ: 117 -119 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
  • Hotline: 0934 252 707 / Email: info@hqa.com.vn

Đánh giá: Chưa có đánh giá. /5 (0 phiếu)

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân
Bài viết của Thẩm định giá Hoàng Quân - Phòng Marketing

Chúng tôi tự hào là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp cho mọi khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn.


Bài viết liên quan

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 0934 252 707

Liên hệ hợp tác: 0938 304 843

Giấy phép kinh doanh số: 0302659127 Cấp ngày: 28/06/2002 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

hotline zalo facebook