Một số rủi ro chủ yếu trong thẩm định dự án.

06-03-2019

Một số dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đến thực hiện đầu tư đi vào sản xuất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro khác nhau, có thể là do nguyên nhân chủ quan cũng có thể là do nguyên nhân khách quan. Việc tính toán khả năng tài chính của dự án chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loại các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.

Dưới đây là một số rủi ro chủ yếu:

  • Rủi ro về cơ chế chính sách:

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn về tài chính và chính sách của nơi hoặc địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế và chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng nhiều cách:

- Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (theo hồ sơ dự án), để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án.

- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này.

- Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.

- Bảo hiểm tín dụng, xuất khẩu…

  • Rủi ro về tiến độ xây dựng, hoàn tất:

Rủi ro này được xem là việc hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các tiêu chuẩn và thông số thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của ngân hàng, tuy nhiên nó có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình.

- Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.

- Hỗ trợ của cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khoa học trong trường hợp vượt dự toán.

- Quy định rõ trách nhiệm, vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng.

- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của mỗi bên.

  • Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán:

Rủi ro này bao gồm: Thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án;…

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận.

- Dự kiến cung cầu thận trọng, không nên có những dự báo quá lạc quan.

- Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng

- Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính.

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ

- Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. 

  • Rủi ro về cung cấp:

Đây là rủi ro khi dự án không có được nguồn nguyên liệu (đầu vào) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay để đầu tư.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên nhiên liệu vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu.

- Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

- Những thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.

- Những hợp đồng cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.

  • Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì:

Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu.

Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua thực hiện một số biện pháp sau:

- Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng

- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

- Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

- Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh…

- Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành.

- Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

  • Rủi ro về môi trường, xã hội:

Rủi ro này thể hiện những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng một số biện pháp sau:

- Báo cáo đánh giá tác động của môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.

- Nên có sự tham gia của các bên liên quan như cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương, từ khi bắt đầu triển khai dự án.

- Tuân thủ các quy định về môi trường.

  • Rủi ro về kinh tế vĩ mô:

Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

- Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

- Bảo vệ trong các hợp đồng như chỉ số hoá, giá cả leo thang, bất khả kháng…

- Đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được).

Trên đây là những nội dung căn bản trong bất cứ một quá trình thẩm định dự án đầu tư nào. Có thể nói, thẩm định dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải luôn hoàn thiện qua thực tế chứ không phải chỉ dừng lại ở lý thuyết. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các ngân hàng là điều rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro, phát huy hiệu quả hoạt động của mình một cách tối đa…

Trong công tác thẩm định dự án đầu tư, việc thẩm định tài chính của dự án đầu tư là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một dự án nào. Những phân tích, đánh giá về mặt tài chính sẽ giúp người thẩm định tìm hiểu về dự án một cách toàn diện hơn, sâu rộng hơn, có được những đánh giá chính xác hơn đối với dự án đó. Vì xét một cách toàn diện, bất kỳ một dự án nào đều được phản ánh một cách hoàn hảo nhất qua các chỉ tiêu về tài chính như Doanh thu, chi phí, lãi lỗ qua các năm dự tính… Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong phần sau để có được những hiểu biết bao quát hơn về vấn đề này.

 


Đánh giá: 5.0 /5 (1 phiếu)

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân
Bài viết của Thẩm định giá Hoàng Quân - Phòng Marketing

Chúng tôi tự hào là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp cho mọi khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn.


Bài viết liên quan

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 0934.252.707

Liên hệ hợp tác: 0938 304 843

Giấy phép kinh doanh số: 0302659127 Cấp ngày: 28/06/2002 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

hotline zalo facebook