THẨM ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN PHẢI THỰC HIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

29-11-2019

Thẩm định mua sắm tài sản là việc cần thiết nhưng không phải bất kỳ lúc nào cũng thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản.

Để hiểu rõ hơn về các trường hợp thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản, trong quy định tại Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá thì Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá được quy định trong những trường hợp sau:

Thẩm định mua sắm tài sản được thực hiện đối với các loại tài sản:

1) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

Thẩm định mua sắm tài sản – Đối với giá trị tài sản

Những Tài sản của Nhà nước nêu trên có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

1) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

Thẩm định mua sắm tài sản – Đối tượng mua sắm:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài nêu trên (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định mua sắm tài sản.

Tài sản của nhà nước phải thẩm định quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định; việc thẩm định mua sắm tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Văn bản có liên quan đến việc thẩm định mua sắm tài sản:

– Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá

– Pháp lệnh giá số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 10/5/2002.

Để được tư vấn vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân


Đánh giá: 5.0 /5 (1 phiếu)

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân
Bài viết của Thẩm định giá Hoàng Quân - Phòng Marketing

Chúng tôi tự hào là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp cho mọi khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn.


Bài viết liên quan

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 0934.252.707

Liên hệ hợp tác: 0938 304 843

Giấy phép kinh doanh số: 0302659127 Cấp ngày: 28/06/2002 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

hotline zalo facebook