Thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường, được biểu hiện như sau:
1. Chức năng và tầm quan trọng của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường.
2. Áp dụng và sử dụng kết quả thẩm định giá
Trong kinh tế thị trường, thẩm định giá tài sản được áp dụng cho nhiều mụch đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, cho thuê, bảo hiểm, tính thuế, thanh lý, đầu tư… Tương ứng với từng mục đích kinh tế trên, với cùng một tài sản, cùng một thời điểm thẩm định sẽ cho kết quả giá trị tài sản thẩm định là khác nhau. Do vậy, kết quả thẩm định giá sẽ được sử dụng để ra quyết định trong nhiều tình huống khác nhau, ví dụ như:
- Mua sắm, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, bảo hiểm, tính thuế, đền bù, cho thuê,… tài sản.
- Làm căn cứ cho phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, đề án cổ phần hóa doanh nhiệp nhà nước, dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ, …
- Làm căn cứ để sáp nhập, chia tách, phá sản hay giải thể doanh nghiệp.
- Để thực hiện các án lệnh đối với việc kiện tụng hay xét xử liên quan đến các tranh chấp về hợp đồng và quyền lợi các bên; để tư vấn đầu tư và ra quyết định; nghiên cứu thị trường; phân tích khả thi; phân tích lợi nhuận; xác định giá trị chứng khoán; lập báo cáo tài chính; lập kế hoạch làm việc; khiếu nại; yêu cầu giảm thuế, …
- Làm cơ sở đấu giá công khai, …
Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu