Nhà xưởng - Công trình xây dựng

Ngày đăng: 24-11-2023

Tác giả: Hoàng Quân

Lượt xem: 897

Bạn cần xác định giá trị tài sản như: nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, nhà kho, công trình xây dựng,...  Cho các mục đích vay vốn ngân hàng, thế chấp tài sản, đầu tư, cổ phần hóa, xử lý nợ, giải quyết tranh chấp, phân chia tài sản,...

Thẩm định giá Hoàng Quân - đơn vị thẩm định giá trị nhà xưởng, công trình xây dựng uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ thẩm định viên giàu kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn.

Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá miễn phí!

ZALO/SĐT: 0934 252 707

Dịch vụ thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân

Nhà xưởng - công trình xây dựng là những tài sản quan trọng của các cá nhân nhỏ lẻ, tổ chức, doanh nghiệp vừa và lớn. Để xác định giá trị của những tài sản này một cách chuẩn xác nhất, bạn cần tiến hành thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng. Quá trình này giúp xác định giá trị của tài sản cho nhiều mục đích khác nhau, đảm bảo tính chính xác, khách quan và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.

Thẩm định giá trị nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp hay nhà kho là loại công trình xây dựng dạng nhà công nghiệp, có diện tích – sức chứa với quy mô lớn hơn so với nhà ở, cửa hàng hay văn phòng làm việc thông thường. Nhà xưởng, nhà máy là nơi tập trung đông đảo lượng lao động công nhân hoặc các máy móc, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp.

Vì không phải được thiết kế xây dựng để ở nên nhà xưởng, nhà máy, nhà kho có những đặc thù riêng về thiết kế và các hạ tầng phụ trợ như: điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải, thông gió,…

Thẩm định giá trị nhà xưởng là việc xác định giá trị bằng tiền của nhà xưởng theo quy định của pháp luật. Giá trị của nhà xưởng sẽ bị ảnh hưởng bởi vị trí, diện tích, tình trạng, chất lượng xây dựng, thiết kế,... Quá trình thẩm định giá trị nhà xưởng giúp xác định giá trị của tài sản một cách chính xác và hỗ trợ cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Tìm hiểu thẩm định giá trị nhà xưởng là gì

Các loại nhà xưởng cần thẩm định giá

Nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho thường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như ngành nghề sản xuất, quy mô, công năng sử dụng, đặc điểm kỹ thuật – vật liệu xây dựng, khu vực xây dựng,…

Nhà xưởng phân theo đặc điểm kỹ thuật, vật liệu xây dựng

  • Thẩm định giá nhà xưởng xây bằng thép (nhà thép tiền chế): được lắp dựng hoàn toàn bằng kết cấu thép, có kết cấu nhẹ, dễ dàng di chuyển, thường được sử dụng trong các nhà xưởng tạm thời hoặc nhà xưởng di động. Toàn bộ phần cột, xà, dầm của nhà xưởng đều bằng kèo thép, còn phần móng vẫn là bê tông, cốt thép. Độ dày của tường gạch đạt chuẩn từ 10 – 20cm, cao từ 2,2 – 2,8m. Phần tường từ 2,8m trở lên có thể dùng tôn làm thành các vách ngăn tùy theo thiết kế của nhà xưởng. Mái nhà xưởng bằng kèo thép sử dụng  tôn chuyên dụng cách nhiệt.

  • Thẩm định giá nhà xưởng xây bằng bê tông cốt thép: đây là loại nhà xưởng khá phổ biến được sử dụng từ lâu, có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, tuổi thọ cao, thường được dùng trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp. Toàn bộ nhà xưởng, từ phần móng, cột, dầm đều được đổ bê tông cốt thép. Phần tường xây bằng gạch hoặc vật liệu không nung, có độ dày tùy vào thiết kế. Phần mái được làm từ tôn màu mạ kẽm có dán cách nhiệt, chống cháy, chống ồn chuyên dụng. Loại thép dùng cho nhà xưởng này thường là xà gồ đen hoặc xà gồ mạ kẽm.

  • Thẩm định giá nhà xưởng xây bằng gỗ: có kết cấu nhẹ, dễ dàng thi công, thường được sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất nông nghiệp.

Nhà xưởng phân theo công năng, mục đích sử dụng

  • Thẩm định giá nhà xưởng không có văn phòng: đây là loại nhà xưởng chủ yếu gồm công nhân, dây chuyền máy móc để đảm bảo sản xuất, nhằm tạo ra thành phẩm như hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, thực phẩm, hóa mỹ phẩm,…

  • Thẩm định giá nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xây dựng loại nhà xưởng này. Nó được phân chia thành 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Việc xây dựng nhà xưởng, nhà máy kết hợp với văn phòng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư nhờ việc tận dụng diện tích nhà xưởng kết hợp làm văn phòng, nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ linh hoạt hơn trong quá trình vận hành.

Nhà xưởng phân theo ngành nghề sản xuất

  • Thẩm định giá nhà xưởng sản xuất nông nghiệp (nhà xưởng trồng trọt, nhà xưởng chăn nuôi, nhà xưởng chế biến nông sản,...): dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến nông sản.

  • Thẩm định giá nhà xưởng sản xuất công nghiệp (thẩm định giá nhà xưởng sản xuất ô tô, nhà xưởng sản xuất điện tử, nhà máy may, nhà xưởng sản xuất thực phẩm, thẩm định giá nhà xưởng công nghiệp, thẩm định giá nhà máy điện mặt trời, thẩm định giá nhà máy thuỷ điện,...): dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp.

  • Thẩm định giá nhà xưởng sản xuất chế biến (nhà xưởng sản xuất dầu mỏ, nhà xưởng sản xuất hóa chất, nhà xưởng sản xuất giấy,...): dùng để phục vụ cho quá trình chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu thô.

Nhà xưởng phân theo quy mô xây dựng

  • Thẩm định giá nhà xưởng nhỏ: dưới 500 mét vuông, được xây dựng bằng vật liệu nhẹ, có kết cấu đơn giản, chi phí xây dựng thấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa chọn xây dựng loại nhà xưởng này để sản xuất đồ nội thất, khuôn mẫu,...

  • Thẩm định giá nhà xưởng vừa: từ 500 - 10.000 mét vuông, thường được xây dựng bằng vật liệu kiên cố, có kết cấu phức tạp hơn nhà xưởng nhỏ nên chi phí xây dựng sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp lớn sẽ xây dựng loại nhà xưởng này để sản xuất ô tô, linh kiện điện tử, thiết bị điện - điện tử,...

  • Thẩm định giá nhà xưởng lớn: trên 10.000 mét vuông, thường được xây dựng trên diện tích đất rộng, có kết cấu vững chắc, chi phí xây dựng loại nhà xưởng này là cao nhất. Các doanh nghiệp đa quốc gia xây dựng nhà xưởng lớn để sản xuất thép, hóa chất,...

Doanh nghiệp sẽ dựa trên thông tin phân loại mà lựa chọn được loại nhà xưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình. Kết quả thẩm định giá trị nhà xưởng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào số lượng và loại nhà xưởng cần thẩm định.

Thẩm định giá trị công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Tìm hiểu thẩm định giá trị công trình xây dựng là gì

Thẩm định giá trị công trình xây dựng là quá trình đánh giá và xác định giá trị bằng tiền của công trình xây dựng theo quy định của pháp luật thông qua việc thu thập thông tin chi tiết về công trình, kiểm tra tình trạng kỹ thuật, đánh giá các yếu tố vị trí và sử dụng các phương pháp định giá chuyên sâu để đưa ra một con số cụ thể về giá trị của công trình. 

Giá trị của công trình xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí, quy mô, diện tích, tình trạng, chất lượng xây dựng, thiết kế, mục đích sử dụng, thị trường,...

Các loại công trình xây dựng cần thẩm định giá

Theo Nghị định 46/2015 NĐ-CP của Chính Phủ, công trình xây dựng sẽ được phân loại thành các loại sau:

  • Thẩm định giá công trình xây dựng dân dụng: là loại công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của con người, thường được chia ra làm: nhà ở (chung cư, nhà ở riêng lẻ), nhà xưởng, công trình thương mại, dịch vụ, công trình công cộng (công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, giao thông vận tải,...).

  • Thẩm định giá công trình xây dựng công nghiệp: được xây dựng để phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ hàng hóa, có thể kể đến như nhà máy, xí nghiệp, kho bãi, công trình khai thác than, quặng, dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp;...

  • Thẩm định giá công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật: công trình đường giao thông, nhà ga, sân bay, bến xe, công trình cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc,...

  • Thẩm định giá công trình xây dựng nông nghiệp: nhà kính, nhà lưới, ao hồ, trang trại,...

  • Thẩm định giá công trình xây dựng khác: công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử,...

Các loại công trình xây dựng cần thẩm định giá

Vai trò của thẩm định nhà xưởng - công trình xây dựng

Hoạt động thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng có vai trò rất quan trọng trong các quyết định kinh tế, tài chính. 

Giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng tác động đến các quyết định mua bán, chuyển nhượng, vay vốn, đầu tư,... Do đó, việc có được thông tin chính xác về giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng là rất cần thiết, giúp các bên liên quan có được thông tin chính xác về giá trị tài sản của mình, xác định được giá bán nhà xưởng/giá mua nhà xưởng và đưa quyết định đầu tư đúng đắn, hiệu quả.

Trong tình huống các bên liên quan xảy ra tranh chấp về giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng, hoạt động thẩm định giá sẽ giúp các bên liên quan có được cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Ngoài ra, việc thẩm định giá nhà xưởng - công trình xây dựng còn giúp tăng cường tính minh bạch của thị trường, tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia giao dịch một cách bình đẳng.

Vì đây là một hoạt động quan trọng, có vai trò to lớn trong nền kinh tế nên nó cần được thực hiện bởi các đơn vị thẩm định giá có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật.

Mục đích thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Khách hàng thường lựa chọn dịch vụ thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng của Thẩm định giá Hoàng Quân cho các mục đích sau:

Mục đích thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

  • Mua bán, chuyển nhượng: sau khi xác định được giá trị nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, nhà kho, công trình xây dựng,... các bên tham gia mua, bán, chuyển nhượng sẽ có cơ sở để đàm phán, ký kết hợp đồng.

  • Vay vốn ngân hàng: ngân hàng sử dụng kết quả thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng để làm cơ sở xác định giá trị tài sản thế chấp, phục vụ cho việc cấp tín dụng.

  • Góp vốn liên doanh: các bên góp vốn sẽ có được thông tin chính xác về giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng, đưa ra định mức góp vốn phù hợp.

  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp: các cơ quan nhà nước sử dụng kết quả thẩm định làm cơ sở xác định giá trị tài sản nhà nước, tiến hành cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.

  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp: thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng giúp xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng giải quyết nợ và giải thể.

  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại: cơ quan nhà nước và doanh nghiệp sẽ dựa vào kết quả thẩm định để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại, định mức đền bù, thanh toán bảo hiểm hay giải quyết khiếu nại.

  • Hạch toán kế toán, tính thuế: các doanh nghiệp sau khi xác định giá nhà máy, giá nhà xưởng,... sẽ nắm rõ giá trị tài sản của mình để tiến hành hạch toán kế toán, tính thuế.

  • Tư vấn và lập dự án đầu tư: thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng giúp các doanh nghiệp có cơ sở để xác định giá trị tài sản, phục vụ cho việc tư vấn và lập dự án đầu tư.

Phương pháp thẩm định nhà xưởng - công trình xây dựng

Giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng được xác định dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nó. Các phương pháp xác định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng chuẩn xác được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

Phương pháp thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng dựa trên chi phí để xây dựng lại một công trình tương tự. Cách định giá nhà xưởng - công trình này được áp dụng khi nhà xưởng - công trình xây dựng có giá trị cao, có tính đồng nhất cao, có thể xây dựng lại được.

Công thức: V = TC + Vt + Vs

Trong đó:

  • V là giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng.

  • TC là chi phí xây dựng mới (chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý, chi phí dự phòng).

  • Vt là giá trị đất đai.

  • Vs là giá trị của các tài sản gắn liền với nhà xưởng - công trình xây dựng (máy móc thiết bị, thiết bị điện, nước,...).

Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập là phương pháp thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng dựa trên khả năng sinh lời của công trình. Nó được áp dụng khi nhà xưởng - công trình xây dựng có khả năng sinh lời cao, có thể khai thác được lợi nhuận.

Công thức: V = I / r

Trong đó:

  • V là giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng.

  • I là dòng tiền thu được từ việc khai thác nhà xưởng - công trình xây dựng trong một thời gian nhất định.

  • r là tỷ lệ chiết khấu.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng dựa trên giá trị của các công trình tương tự đã được giao dịch trên thị trường. Phương pháp này được áp dụng khi nhà xưởng - công trình xây dựng có giá trị tương đối thấp, có tính đồng nhất cao, có thể so sánh được với các công trình tương tự.

Công thức: V = Vc x K

Trong đó:

  • V là giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng cần thẩm định.

  • Vc là giá trị của các công trình tương tự đã được giao dịch trên thị trường.

  • K là hệ số điều chỉnh (tính đến các yếu tố khác biệt giữa nhà xưởng - công trình xây dựng cần thẩm định và các công trình tương tự đã được giao dịch trên thị trường).

Hồ sơ pháp lý thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Khách hàng khi có nhu cầu thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng nên chuẩn bị trước 1 trong các hồ sơ thuộc danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

  • Giấy phép xây dựng (nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể hiện công trình xây dựng trên đất).

  • Bảng dự toán, quyết toán công trình xây dựng (nếu có).

  • Hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất đối với việc mua lại quyền sử dụng đất/hạ tầng khu công nghiệp.

  • Hợp đồng thuê đất, mua bán hạ tầng.

  • Bản vẽ hiện trạng mua bán mặt bằng tổng thể công trình xây dựng (trong trường hợp chưa cấp quyền sở hữu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/không có giấy phép xây dựng).

  • Biên bản, hồ sơ có liên quan khác.

Các quy định về thẩm định nhà xưởng - công trình xây dựng tại Việt Nam

Ở nước ta, hoạt động thẩm định giá nhà xưởng - công trình xây dựng được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

Quy trình thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Quy trình thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Quy trình thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng tại Việt Nam được quy định tại Điều 33 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 20/12/2014 của Bộ Tài chính. Đơn vị thẩm định giá cần tiến hành đúng theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Yêu cầu khách hàng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu thẩm định, gồm có: văn bản yêu cầu thẩm định, hồ sơ kỹ thuật của nhà xưởng - công trình xây dựng cần thẩm định, các hồ sơ, tài liệu liên quan khác. Sau đó tiến hành nghiên cứu sơ bộ hồ sơ yêu cầu thẩm định, xác định phạm vi, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định, thời gian thẩm định.

  • Bước 2: Khảo sát thực địa: Bên thẩm định thực hiện khảo sát thực địa nhà xưởng - công trình xây dựng cần thẩm định, thu thập thông tin, tài liệu cần thiết.

  • Bước 3: Phân tích, đánh giá: Đơn vị thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng.

  • Bước 4: Xác định giá trị:Thông qua việc áp dụng phương pháp thẩm định giá đã lựa chọn, cơ quan thẩm định giá tiến hành xác định giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng.

  • Bước 5: Lập báo cáo thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

  • Bước 6: Bàn giao kết quả và chứng thư thẩm định giá cho khách hàng yêu cầu thẩm định.

Chi phí thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nhà xưởng - công trình xây dựng

Giá trị của mỗi loại nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, nhà kho, công trình xây dựng,... sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Vị trí: nhà xưởng - CTXD ở vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận với đường giao thông, nguồn nguyên liệu, nhân lực sẽ có giá trị cao hơn.

  • Kích thước: diện tích của nhà xưởng - CTXD lớn, có nhiều không gian sử dụng sẽ có giá trị cao hơn.

  • Tình trạng: giá trị của nhà xưởng sẽ tăng theo tình trạng thực tế có tốt hay không, có được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hay không.

  • Chất lượng xây dựng: việc sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao, có kết cấu vững chắc sẽ giúp nâng tầm giá trị nhà xưởng và các CTXD.

  • Chi phí xây dựng/thuê/mua lại: việc xác định giá xây dựng vốn (giá xây dựng nhà xưởng/giá của công trình nhà ở, công ty xí nghiệp,...), giá mua nhà xưởng, giá cho thuê kho bãi/giá thuê kho bãi tại TP.HCM/giá thuê kho tại Hà Nội/giá thuê nhà xưởng khu công nghiệp/giá thuê nhà xưởng làm mặt trời,... sẽ giúp chủ sở hữu xác định được chi phí cao hay thấp thông qua bảng tính giá thành công trình xây dựng.

  • Thiết kế: những nhà máy, xí nghiệp, nhà kho, công trình,... có thiết kế hiện đại, phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ được định giá cao hơn.

  • Mục đích sử dụng: tùy vào mục đích sử dụng mà nhà xưởng sẽ được xây dựng với kết cấu và chất lượng khác nhau. Vì thế, giá trị của nó cũng sẽ có sự chênh lệch rõ rệt.

  • Thị trường: sự cạnh tranh, biến động giá cả trên thị trường, tình hình kinh tế - xã hội, các chính sách của Nhà nước về bất động sản,... cũng làm thay đổi giá trị của công trình.

Việc phân tích và đánh giá kỹ các yếu tố này sẽ giúp đơn vị thẩm định giá đưa ra kết quả thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng chuẩn xác nhất.

Bảng báo phí thẩm định giá nhà xưởng - công trình xây dựng của Thẩm định giá Hoàng Quân

Tổng giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Phí thẩm định

Thời gian thẩm định

Dưới 10 triệu đồng

Nhận báo phí ngay

2 - 10 ngày

Từ 10 - 100 triệu đồng

Từ 100 triệu - 1 tỷ đồng

Từ 1 - 2 tỷ đồng

Trên 2 tỷ đồng

 

Ngoài thẩm định giá trị nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, nhà kho, công trình xây dựng,... Thẩm định giá Hoàng Quân cũng cung cấp nhiều dịch vụ thẩm định giá khác như:

Chi phí thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng

Thẩm định giá Hoàng Quân - Đơn vị thẩm định giá trị nhà xưởng, công trình xây dựng hàng đầu Việt Nam

Thẩm định giá Hoàng Quân là một trong những công ty thẩm định giá hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá nhà xưởng - công trình xây dựng. Với hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, Thẩm định giá Hoàng Quân đã thực hiện thành công hàng nghìn dự án thẩm định giá nhà xưởng - công trình xây dựng cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,...

Thẩm định giá Hoàng Quân được đánh giá cao bởi:

  • Đội ngũ thẩm định viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá do Bộ Tài chính cấp.

  • Quy trình thẩm định giá khoa học, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác.

  • Sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp với loại tài sản thẩm định.

  • Báo cáo thẩm định giá cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định, có giá trị pháp lý cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Thẩm định giá Hoàng Quân - đơn vị thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng hàng đầu Việt Nam

DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÀ XƯỞNG, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - THẨM ĐỊNH GIÁ HOÀNG QUÂN CAM KẾT: 

☑️ Tư vấn ngay khi khách hàng liên hệ, hỗ trợ miễn phí, báo phí trong vòng 1 giờ, ưu đãi phí thẩm định CỰC HẤP DẪN.

☑️  Gửi kết quả thẩm định SIÊU TỐC.

☑️ Kết quả và chứng thư thẩm định giá đúng theo quy định của Bộ Tài chính, có độ chuẩn xác và giá trị pháp lý cao, được các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước sử dụng.

☑️  Bảo mật 100% thông tin thẩm định của khách hàng.

Kết luận

Thẩm định giá trị nhà xưởng - công trình xây dựng là một hoạt động cần thiết để xác định giá trị chính xác của tài sản, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần lựa chọn một đơn vị thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và đội ngũ thẩm định viên giàu kiến thức, kỹ năng.

Hãy liên hệ ngay Thẩm định giá Hoàng Quân để được tư vấn và báo giá miễn phí!

Thẩm định giá Hoàng Quân - Giá trị thực, lợi ích bền lâu!

Nguồn: hqa.com.vn

⋙⋙⋙ LIÊN HỆ NGAY:

       Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân


Đánh giá: 4.2 /5 (26 phiếu)

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Công ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 0934 252 707

Liên hệ hợp tác: 0938 304 843

Giấy phép kinh doanh số: 0302659127 Cấp ngày: 28/06/2002 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

hotline zalo facebook